Dù vượt Mỹ về kinh tế, TQ vẫn không thể trở thành số Một thế giới bằng kiểu hành xử ngang ngược hiện nay.
Sau khi lên nắm quyền, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nêu lên
khái niệm về “giấc mơ Trung Hoa”, về việc đưa Trung Quốc trở thành một
cường quốc “bá chủ” khu vực và thế giới một ngày nào đó. Tuy nhiên, theo
một học giả chuyên nghiên cứu về tình hình Trung Quốc, Bắc Kinh đang có
ba nỗi sợ cố hữu trên con đường thực hiện tham vọng này.
Trong một bài bình luận gần đây đăng trên diễn đàn của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), Đại học Công nghệ Nanyang, phó giáo sư Kai He thuộc khoa Khoa học Chính trị, Đại học Utah (Mỹ) đã nêu lên quan điểm của mình về những nỗi sợ của Trung Quốc khi trở thành cường quốc thế giới.
Theo ông Kai He, người ta dự đoán Trung Quốc sẽ vượt mặt Mỹ để trở thành Số 1 thế giới về kinh tế vào cuối năm nay. Tuy nhiên, cùng với chỉ số Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đầy ấn tượng đó, Trung Quốc lại bị ám ảnh bởi nỗi sợ đầu tiên là tỉ lệ lạm phát.
Tuy nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng dù GDP hay chỉ số GDP trên Sức mua Tương đương (PPP) có lớn đến đâu, 1,3 tỉ dân của Trung Quốc cũng sẽ nhanh chóng làm cạn kiệt sức mạnh thực sự về kinh tế của họ.
Số liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy vào năm 2012, chỉ số GDP trên đầu người của Trung Quốc xếp thứ 91 trên thế giới, sau cả Iraq, nước vẫn đang phải khắc phục hậu quả cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ. Mặc dù chỉ số GDP trên đầu người trong PPP đã giúp Trung Quốc vươn lên tới hạng 89, song họ vẫn xếp sau cả Cộng hòa Dominica.
Hai nỗi sợ khác của Trung Quốc
Ngoài ra, ngân sách dành cho quân sự của Trung Quốc vẫn chưa đầy 1/3 ngân sách quốc phòng của Mỹ, mặc dù Trung Quốc đã cố giữ cho chi tiêu quân sự của mình luôn tăng trưởng ở mức hai con số trong những năm gần đây.
Xét về quyền lực mềm, Trung Quốc vẫn đang thua kém rất xa so với Mỹ. Trong một cuốn sách gần đây, học giả David Shambaugh đã phân tích một cách hệ thống ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nền chính trị thế giới và đưa ra kết luận rằng Trung Quốc không phải là một cường quốc toàn cầu thực sự mà chỉ là “cường quốc một nửa”.
Vào năm 2005, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Robert Zoellick cho rằng Trung Quốc nên đóng vai trò là một “người chơi có trách nhiệm” trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Trong con mắt của các lãnh đạo Trung Quốc, đề xuất của ông Zeollick là một “cái bẫy giọng điệu” nhằm kiềm chế và điều khiển chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Trong tâm lý học chính trị, chiến thuật này thường được gọi là “dựng khuôn” và được các thành viên áp dụng để hòa nhập một người mới vào xã hội. Trong trường hợp này, Mỹ đã đặt vai trò “người chơi có trách nhiệm” lên vai Trung Quốc với kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ hành xử theo mong muốn của họ. Nếu Trung Quốc không thực hiện được vai trò đó, họ sẽ bị chỉ trích kịch liệt và trở thành “kẻ xấu” trong mắt các quốc gia khác.
Nỗi sợ thứ ba của Trung Quốc chính là nguy cơ bùng nổ của chủ nghĩa dân tộc khi Trung Quốc được gắn mác là cường quốc số một thế giới về kinh tế. Các lãnh đạo Trung Quốc không hề giấu giếm mục tiêu chiến lược là trở thành một “cường quốc”, hay còn gọi là “sự lột xác vĩ đại của Trung Quốc” trong “giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình.
Trong quá trình đó, Trung Quốc đã lợi dụng lá cờ chủ nghĩa dân tộc, hay còn gọi một cách mỹ miều là “lòng yêu nước” để huy động cả nước tập hợp quanh ngọn cờ của các nhà lãnh đạo chính trị.
Tuy nhiên, chủ nghĩa dân tộc luôn là con dao hai lưỡi với bất kỳ quốc gia nào. Chẳng hạn như trong đợt bùng phát căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh tranh chấp nhóm đảo Senkaku hồi năm 2012, người dân Trung Quốc đã phát động các phong trào biểu tình chống Nhật đậm màu sắc chủ nghĩa dân tộc trên khắp cả nước, đập phá các nhà máy, xí nghiệp của Nhật và tấn công người Nhật Bản.
Với tâm lý rằng Trung Quốc là một nước “giàu có và hùng mạnh”, những phần tử theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan sẽ gây sức ép buộc lãnh đạo nước này có những hành động phiêu lưu, quyết liệt hơn trong giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng. Chính vì điều đó, chính phủ Trung Quốc đã thẳng thừng tuyên bố rằng họ phản đối phương pháp khảo sát của Ngân hàng Thế giới và không đồng ý để tổ chức này công khai kết quả khảo sát về kinh tế Trung Quốc.
Với việc Trung Quốc từ chối vị trí số 1 về kinh tế, nhiều chuyên gia cho rằng đây là dấu hiệu chứng tỏ Trung Quốc đang tìm cách rũ bỏ trách nhiệm mà một cường quốc lẽ ra phải gánh vác. Chẳng hạn như Trung Quốc vẫn tự coi mình là nước đang phát triển trong các cuộc đàm phán về cắt giảm khí thải nhà kính. Thế nhưng điều không thể tranh cãi là với tỉ lệ tăng trưởng kinh tế hiện nay, Trung Quốc sẽ vượt mặt Mỹ vào một ngày nào đó.
Đây cũng là lúc để các nhà lãnh đạo Trung Quốc suy ngẫm về ý nghĩa và cách hành xử của một cường quốc hàng đầu thế giới. Trong hoàn cảnh hiện nay, có lẽ điều ý nghĩa nhất mà Trung Quốc có thể đóng góp cho thế giới chính là chăm lo cho chính người dân của mình và giữ cho xã hội không loạn.
Không những thế, một cường quốc hàng đầu thế giới còn phải biết chung sống hòa bình với các nước láng giềng thông qua các quy tắc và thông lệ quốc tế. Lịch sử đã cho thấy những kẻ lãnh đạo bằng vũ lực sẽ không bao giờ tồn tại được lâu. Bởi vậy, nhà lãnh đạo thực sự cần phải biết làm thế nào để đặt ra quy tắc và thông lệ với cộng đồng quốc tế.
Muốn như vậy, Trung Quốc cần phải trở thành tấm gương trong việc tuân thủ những quy tắc và thông lệ mà họ đã đặt ra, đặc biệt là trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng. Trong hoàn cảnh hiện nay, việc ký kết Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) chính là bước đi đầu tiên mà Trung Quốc có thể thực hiện.
Trung Quốc sẽ không bao giờ có thể trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới nếu họ tiếp tục cách hành xử hung hăng, ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế như hiện nay trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Trí Dũng (Theo ISIS) (Khampha.vn)Trong một bài bình luận gần đây đăng trên diễn đàn của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), Đại học Công nghệ Nanyang, phó giáo sư Kai He thuộc khoa Khoa học Chính trị, Đại học Utah (Mỹ) đã nêu lên quan điểm của mình về những nỗi sợ của Trung Quốc khi trở thành cường quốc thế giới.
Theo ông Kai He, người ta dự đoán Trung Quốc sẽ vượt mặt Mỹ để trở thành Số 1 thế giới về kinh tế vào cuối năm nay. Tuy nhiên, cùng với chỉ số Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đầy ấn tượng đó, Trung Quốc lại bị ám ảnh bởi nỗi sợ đầu tiên là tỉ lệ lạm phát.
Trung Quốc sẽ sớm vượt mặt Mỹ về mặt kinh tế (Ảnh minh họa)
Đây không phải là lần đầu tiên thế giới phóng đại sức mạnh của Trung
Quốc bằng chỉ số GDP của nước này. Năm 2010, GDP của Trung Quốc vượt qua
Nhật Bản và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Và
lần này, số liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy Trung Quốc sẽ vượt cả
Mỹ trong thời gian rất sớm.Tuy nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng dù GDP hay chỉ số GDP trên Sức mua Tương đương (PPP) có lớn đến đâu, 1,3 tỉ dân của Trung Quốc cũng sẽ nhanh chóng làm cạn kiệt sức mạnh thực sự về kinh tế của họ.
Số liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy vào năm 2012, chỉ số GDP trên đầu người của Trung Quốc xếp thứ 91 trên thế giới, sau cả Iraq, nước vẫn đang phải khắc phục hậu quả cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ. Mặc dù chỉ số GDP trên đầu người trong PPP đã giúp Trung Quốc vươn lên tới hạng 89, song họ vẫn xếp sau cả Cộng hòa Dominica.
Hai nỗi sợ khác của Trung Quốc
Ngoài ra, ngân sách dành cho quân sự của Trung Quốc vẫn chưa đầy 1/3 ngân sách quốc phòng của Mỹ, mặc dù Trung Quốc đã cố giữ cho chi tiêu quân sự của mình luôn tăng trưởng ở mức hai con số trong những năm gần đây.
Xét về quyền lực mềm, Trung Quốc vẫn đang thua kém rất xa so với Mỹ. Trong một cuốn sách gần đây, học giả David Shambaugh đã phân tích một cách hệ thống ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nền chính trị thế giới và đưa ra kết luận rằng Trung Quốc không phải là một cường quốc toàn cầu thực sự mà chỉ là “cường quốc một nửa”.
Trung Quốc không thể là cường quốc số 1 bằng cách hành xử ngang ngược hiện nay
Thế nên nỗi sợ thứ hai của Bắc Kinh chính là những ẩn ý về chính sách
đằng sau ảo tưởng “Trung Quốc là số 1”. Ai cũng biết rằng quyền lực
càng lớn thì trách nhiệm càng cao. Và giới lãnh đạo Trung Quốc lo sợ
rằng mình sẽ rơi vào “cái bẫy giọng điệu” do thế giới giăng ra, đặc biệt
là Mỹ.Vào năm 2005, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Robert Zoellick cho rằng Trung Quốc nên đóng vai trò là một “người chơi có trách nhiệm” trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Trong con mắt của các lãnh đạo Trung Quốc, đề xuất của ông Zeollick là một “cái bẫy giọng điệu” nhằm kiềm chế và điều khiển chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Trong tâm lý học chính trị, chiến thuật này thường được gọi là “dựng khuôn” và được các thành viên áp dụng để hòa nhập một người mới vào xã hội. Trong trường hợp này, Mỹ đã đặt vai trò “người chơi có trách nhiệm” lên vai Trung Quốc với kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ hành xử theo mong muốn của họ. Nếu Trung Quốc không thực hiện được vai trò đó, họ sẽ bị chỉ trích kịch liệt và trở thành “kẻ xấu” trong mắt các quốc gia khác.
Nỗi sợ thứ ba của Trung Quốc chính là nguy cơ bùng nổ của chủ nghĩa dân tộc khi Trung Quốc được gắn mác là cường quốc số một thế giới về kinh tế. Các lãnh đạo Trung Quốc không hề giấu giếm mục tiêu chiến lược là trở thành một “cường quốc”, hay còn gọi là “sự lột xác vĩ đại của Trung Quốc” trong “giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình.
Trong quá trình đó, Trung Quốc đã lợi dụng lá cờ chủ nghĩa dân tộc, hay còn gọi một cách mỹ miều là “lòng yêu nước” để huy động cả nước tập hợp quanh ngọn cờ của các nhà lãnh đạo chính trị.
Tuy nhiên, chủ nghĩa dân tộc luôn là con dao hai lưỡi với bất kỳ quốc gia nào. Chẳng hạn như trong đợt bùng phát căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh tranh chấp nhóm đảo Senkaku hồi năm 2012, người dân Trung Quốc đã phát động các phong trào biểu tình chống Nhật đậm màu sắc chủ nghĩa dân tộc trên khắp cả nước, đập phá các nhà máy, xí nghiệp của Nhật và tấn công người Nhật Bản.
Dân Trung Quốc vây cảnh sát trong một cuộc biểu tình chống Nhật
Không khó để tưởng tượng viễn cảnh khi Trung Quốc trở thành cường
quốc số một thế giới về kinh tế, chính phủ nước này sẽ đối mặt với nhiều
áp lực và câu hỏi hơn từ phía người dân trong nhiều lĩnh vực khác nhau,
trong đó có tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.Với tâm lý rằng Trung Quốc là một nước “giàu có và hùng mạnh”, những phần tử theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan sẽ gây sức ép buộc lãnh đạo nước này có những hành động phiêu lưu, quyết liệt hơn trong giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng. Chính vì điều đó, chính phủ Trung Quốc đã thẳng thừng tuyên bố rằng họ phản đối phương pháp khảo sát của Ngân hàng Thế giới và không đồng ý để tổ chức này công khai kết quả khảo sát về kinh tế Trung Quốc.
Với việc Trung Quốc từ chối vị trí số 1 về kinh tế, nhiều chuyên gia cho rằng đây là dấu hiệu chứng tỏ Trung Quốc đang tìm cách rũ bỏ trách nhiệm mà một cường quốc lẽ ra phải gánh vác. Chẳng hạn như Trung Quốc vẫn tự coi mình là nước đang phát triển trong các cuộc đàm phán về cắt giảm khí thải nhà kính. Thế nhưng điều không thể tranh cãi là với tỉ lệ tăng trưởng kinh tế hiện nay, Trung Quốc sẽ vượt mặt Mỹ vào một ngày nào đó.
Đây cũng là lúc để các nhà lãnh đạo Trung Quốc suy ngẫm về ý nghĩa và cách hành xử của một cường quốc hàng đầu thế giới. Trong hoàn cảnh hiện nay, có lẽ điều ý nghĩa nhất mà Trung Quốc có thể đóng góp cho thế giới chính là chăm lo cho chính người dân của mình và giữ cho xã hội không loạn.
Không những thế, một cường quốc hàng đầu thế giới còn phải biết chung sống hòa bình với các nước láng giềng thông qua các quy tắc và thông lệ quốc tế. Lịch sử đã cho thấy những kẻ lãnh đạo bằng vũ lực sẽ không bao giờ tồn tại được lâu. Bởi vậy, nhà lãnh đạo thực sự cần phải biết làm thế nào để đặt ra quy tắc và thông lệ với cộng đồng quốc tế.
Muốn như vậy, Trung Quốc cần phải trở thành tấm gương trong việc tuân thủ những quy tắc và thông lệ mà họ đã đặt ra, đặc biệt là trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng. Trong hoàn cảnh hiện nay, việc ký kết Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) chính là bước đi đầu tiên mà Trung Quốc có thể thực hiện.
Trung Quốc sẽ không bao giờ có thể trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới nếu họ tiếp tục cách hành xử hung hăng, ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế như hiện nay trên Biển Đông và biển Hoa Đông.